Thứ 3 | 17/07/2018 - Lượt xem: 11185

DỊCH VỤ TRANG TRÍ LỄ GIA TIÊN TRỌN GÓI - Tìm hiểu về lễ gia tiên và những nghi thức cần biết, cách tổ chức nghi lễ của các vùng miền trong lễ cưới người Việt 



DỊCH VỤ TRANG TRÍ LỄ GIA TIÊN TRỌN GÓI


Nếu bạn quá lo lắng rằng mình không thể tự chuẩn bị được một mâm lễ gia tiên đúng nghi lễ, hay là bạn quá bận rộn với những công việc khác. Đừng lo lắng vì đã có những chuyên gia của Violet Wedding dến và giúp đỡ bạn. Có những chuyên gia là bạn sẽ không cần phải lo lắng về mâm lễ cúng có bị thiếu hay là bị sai sót ở khâu nào không. Bạn sẽ chỉ cần phải xác định ngân sách mà mình phải bỏ ra cho những khoản khác, ví dụ như: Trang trí cổng hoa, trang trí bàn hai họ, trang trí khu vực nhà. Ngoài ra thì cần phải có cả ngân sách thuê âm thanh ánh sáng, thuê đội bê tráp,…
 
 096 447 3369 - 094 1818 149 violetwedding.net@gmail.com 
 
 
CÁC GÓI TRANG TRÍ GIA TIÊN 

 
 
MỤC LỤC
 
Lễ Gia Tiên là gì ?
Thời điểm diễn ra nghi lễ gia tiên
Lễ vật cần thiết phải có trên bàn thờ cúng gia tiên
Lễ Gia Tiên Miền Bắc
Lễ Gia Tiên Miền Trung
Lễ Gia Tiên Miền Nam 
Vật phẩm sử dụng để trang trí trong ngày cưới
Bát hương, lư đồng
Đèn hoặc nến
Chữ hỷ, câu đối
Bình hoa tươi
Những vật phẩm khác cần chuẩn bị
Nghi lễ gia tiên diễn ra tại họ nhà gái
Nghi lễ gia tiên tại họ nhà trai

Dịch vụ trang trí lễ gia tiên trọn gói
Tìm hiểu thêm về nghi thức lễ cưới
Lễ cưới nghĩa là gì?
Ý nghĩa của chữ Song Hỷ
Tại sao phải xem ngày lành tháng tốt cho cặp đôi mới cưới?
Cô dâu chú rể và những nghi thức xung quanh đám cưới
Lễ cưới của người Việt bao gồm những gì?
Đám cưới của người Hoa
Đám cưới của người Anh

 

Lễ Gia Tiên là gì ?

Lễ gia tiên được coi là một ngày lễ vô cùng quan trọng trong lễ cưới của Việt Nam. Người dân Việt Nam chúng ta coi đây là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày cưới. Cô dâu chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, giống như một cách để chào hỏi các cụ, xin phép được ra mắt trước tổ tiên.

Không chỉ thắp hương tại nhà trai, cặp đôi cô dâu chú rể sẽ tiến hành thắp hương cả ở nhà gái. Việc này giống như là chú rể đang chào hỏi tổ tiên, dòng họ bên nhà cô dâu. Hơn thế nữa, từ nay, chú rể sẽ chính thức trở thành con rể của dòng họ bên nhà gái.
Lễ cúng gia tiên được coi là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới tại Việt Nam. Nếu thiếu mất đi nghi lễ này thì ngày cưới giống như thiếu đi mất một nét đẹp cổ truyền trang trọng. Đôi vợ chồng cùng thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên sẽ giống như một cách báo cáo lại cho những người đi trước.
 






( Dịch vụ trang trí gia tiên tphcm _ violetwedding )


Thời điểm diễn ra nghi lễ gia tiên

Thời điểm diễn ra lễ gia tiên là vào lúc hai bên gia đình thực hiện đám cưới, hỏi. Tuy nhiên khác biệt ở chỗ: trong ngày ăn hỏi thì nghi thức này chỉ diễn ra ở nhà gái. Thế nhưng trong ngày cưới thì nghi thức trang trọng này sẽ diễn ra ở cả 2 gia đình. Nghi thức sẽ diễn ra sau khi hai đoàn nhà trai và gái đã thưa chuyện xong và đồng ý cho hai đứa con về chung một mái nhà.


Lễ vật cần thiết phải có trên bàn thờ cúng gia tiên

Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà mỗi nơi sẽ có những cách cúng gia tiên khác nhau. Thế nhưng nhìn chung lại thì bàn thờ cúng gia tiên hôm cô dâu chú rể tiến hành hôn lễ cần phải đầy đủ những yếu tố như sau. Bàn thờ cúng cần phải được quét dọn sạch sẽ, gọn gàng. Bên trên bàn thờ cúng cần phải có tấm vải đỏ cùng với những chữ hỷ đỏ thắm. Điều này sẽ giúp cho bàn thờ cúng tổ tiên nhìn đặc biệt hơn thường ngày. Thêm vào đó thì hoa quả thắp hương, nhang khói, bát hương,… đều là những vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên mỗi vùng miền đều có những cách khác nhau, cô dâu chú rể cần chú ý kĩ để không bày biện bàn thờ sai cách:


Lễ Gia Tiên Miền Bắc

Bàn thờ miền Bắc cần bày biện đầy đủ tấm vải đỏ cùng với chữ hỷ cho thêm phần trang trọng. Trên bàn thờ sẽ bày biện đầy đủ mâm ngũ quả cùng với một con gà luộc. Thêm vào đó là một đĩa xôi gấc đỏ tươi. Nhiều màu đỏ trên bàn sẽ đem đến sự may mắn. Khi mà cô dâu và chú rể đã về đến nhà chú rể, chú rể sẽ đặt thêm một mâm quả của tráp xin dâu. Đây là mâm quả tượng trưng, đặc biệt sẽ không bày biện cau, rượu
 

( Trang trí bàn thờ Gia Tiên theo phong tục miền Bắc - dịch vụ trang trí gia tiên tphcm )


( Bàn thờ Gia Tiên miền Bắc theo phong cách hiện đại - Dịch vụ trang trí gia tiên tphcm )


Lễ Gia Tiên Miền Trung

Miền Trung có những nét lạ hơn so với miền Bắc. Mâm lễ đặt trên bàn lễ gia tiên sẽ có đầy đủ những món như nến tơ hồng, trầu cau, rượu, trà,… Nếu chú rể nào khá giả sẽ đặt bánh kem lên trên bàn thờ cúng chứ không đặt heo quay như nhiều nơi. Nhìn chung thì mâm thờ cúng gia tiên của miền Trung lúc nào cũng đơn giản hơn là so với mâm thờ cùng những tục lệ của miền Bắc.
 

( Bàn thờ Gia Tiên miền Trung trang trí đơn giản - dịch vụ trang trí gia tiên tphcm)
 

Lễ Gia Tiên Miền Nam 

Lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng với người miền Nam, do vậy mà họ vô cùng coi trọng hình thức, cách bài trí mâm cúng gia tiên trong ngày lễ trọng đại này. Người miền Nam sẽ dựng một bàn thờ giả ở ngay giữa phòng khách của ngôi nhà. Trên bàn thờ sẽ được để ảnh ông bà tổ tiên hoặc là bỏ trống. Cùng với đó là người nhà sẽ bày biện thật khéo léo những đĩa thức ăn không thể thiếu. Một đĩa gà luộc, mâm ngũ quả, đĩa xôi gấc,…
 

(Bàn thờ Gia Tiên miền Nam trang trí cầu kỳ - dịch vụ trang trí gia tiên tphcm)

Cặp đèn cầy cũng là một món đồ không thể thiếu trong ngày lễ trọng đại của cô dâu chú rể. Chú rể khi tới nhà gái sẽ mang theo cặp đèn cầy này. Còn cô dâu sẽ chuẩn bị đốt sẵn một cặp chân nến. Khi chú rể đến thì sẽ khớp chiếc đèn cầy cùng với chân đèn lại với nhau. Hai gia đình nên chuẩn bị từ trước để chân đèn có thể vừa khít với đèn cầy, tránh tối đa những tình huống xảy ra sự sai sót khó lường trước được. Không chỉ có vậy, màu đèn cầy sẽ khác nhau đối với những người theo đạo khác nhau. Ví dụ như nếu người cưới theo đạo thiên chúa giáo thì đèn cầy sẽ có màu hồng. Còn nếu người cưới không theo đạo gì hoặc là theo đạo phật thì sẽ sử dụng đèn cầy màu đỏ.

 

Vật phẩm sử dụng để trang trí trong ngày cưới

Bát hương, lư đồng

Bát hương, lư đồng là những vật không thể thiếu trong bàn thờ tổ tiên. Ví dụ như trong lễ cưới của người miền nam, cô dâu chú rể sẽ làm lễ trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng bà con. Với bàn thờ tượng trưng được đặt trong phòng khách, chắc chắn vị trí của những món đồ vật này càng thêm trang trọng.


Đèn hoặc nến

Người chuẩn bị mâm cỗ gia tiên có thể chuẩn bị đèn cầy hoặc là nến, tùy vào từng văn hóa ở mỗi vùng miền. Đối với miền nam, bên gia đình nhà nữ sẽ chuẩn bị cặp nến long phụng khi mà chú rể mang đèn qua. Tùy vào từng tôn giáo khác nhau mà nến sẽ có những màu sắc khác nhau. Còn ở miền Trung, người ta lại không sử dụng nến Long Phụng mà lại ưa chuộng hơn loại nến tơ hồng.


Chữ hỷ, câu đối

Đây là những vật dụng trang trí trong ngày cưới không thể thiếu của cô dâu chú rể. Có chữ hỷ câu đối trên bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho mâm cúng trở nên trang trọng hẳn. Màu đỏ cũng là màu tượng trưng cho sự may mắn trong hôn lễ hai bên.
Đây là những vật dụng được những dịch vụ trang trí chuẩn bị mâm cỗ gia tiên ưa thích. Bởi vì có thêm món đồ này sẽ khiến cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng mà không mất đi sự nổi bật vốn có.


Bình hoa tươi

Không phân biệt vùng miền tôn giáo nào, trong ngày lễ mà chuẩn bị mâm cỗ gia tiên chắc chắn phải có một bình hoa tươi. Đây được coi như vừa là yếu tố thẩm mỹ, lại vừa là một lời tri ân sâu sắc mà con cháu muốn giành tặng tới tổ tiên của mình. Tùy vào từng nhu cầu mà có thể chọn một loại hoa như hoa cúc, hoa lay ơn,… Thế nhưng không nên cắm hỗn hợp nhiều loại hoa mà chỉ nên cắm một loại cho tăng vẻ trang trọng.

Những dịch vụ trang trí trong ngày lễ cưới hỏi thường sử dụng hoa tươi và bông nở đẹp cho những mâm cúng gia tiên mà cần phải chuẩn bị. Hoa tươi sẽ góp phần giữ vững sự trang trọng cũng như tạo thêm nét đẹp cho mâm cúng gia tiên.


Những vật phẩm khác cần chuẩn bị

Những vật phẩm khác cần phải chuẩn bị ở đây bao gồm những món ăn để mời tổ tiên của mình. Đối với miền Bắc thì sẽ là mâm ngũ quả, xôi gấc và gà luộc. Nhà trai khi mang mâm lễ vật tới nhà gái cần chuẩn bị mâm quả, mâm bánh phu thê, mâm trầu cau trà rượu. Ở miền Nam, mâm ngũ quả sẽ có phần chu đáo và được cắt tỉa đẹp mắt hơn.

Tùy từng hoàn cảnh của mỗi gia đình hoặc tùy từng địa phương mà có thể lựa chọn mâm cúng gia tiên có thêm những món gì. Gia đình khá giả có thể chuẩn bị thêm thủ heo hoặc heo quay khi mang đến cho nhà gái.
Có thể nhận thấy rằng, từng vùng miền khác nhau thì sẽ có những cách bày trí
mâm cúng gia tiên khác nhau. Tuy nhiên dù là hình dạng nào đi chăng nữa thì mâm cúng tổ tiên cũng chỉ có một ý nghĩa, đó là thành tâm cầu mong tổ tiên phù hộ cho đôi trẻ sống bên nhau thật hạnh phúc, đi cùng với nhau đến hết cuộc đời. Tùy vào từng điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ có những cách bày trí mâm khác nhau. Gia đình dâu rể có thể liên lạc đến những dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng gia tiên trọn gói để có thể bớt được một công việc cần phải lo bên trong khâu tổ chức.

Kim: là giá để đựng nến
Mộc: là bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị 
Thủy: là bình nước, chai nước hoặc là chén nước thờ.
Hỏa: là ngọn đèn hoặc là ngọn nến
Thổ: là bát đựng hương được làm từ đất sét nung


Nghi lễ gia tiên diễn ra tại họ nhà gái

Nghi lễ gia tiên diễn ra tại họ nhà gái không kém phần long trọng như nghi lễ diễn ra tại họ nhà trai. Khi đoàn nhà trai đến và hỏi xin đưa cô dâu về nhà. Được sự đồng ý của cả gia đình nhà cô dâu, chú rể cô dâu mới tiến đến mâm lễ gia tiên để thắp hương.

Người tham gia sẽ là bố mẹ cô dâu hoặc là đại diện nhà gái. Bố mẹ chú rể sẽ không tham gia vào những buổi này.

Nghi thức sẽ được diễn ra như sau: bố cô dâu hoặc là đại diện nam giới bên nhà gái sẽ đọc những văn khấn tổ tiên. Đây là những lời văn nhằm thông báo cho tổ tiên rằng chú rể từ nay chính thức trở thành con cháu trong gia đình. Ngoài ra thì lời văn khấn cũng nhắm cầu nguyện cho đôi trẻ được đầu bạc răng long bên nhau, trăm năm hạnh phúc. Lễ gia tiên ở đây sẽ được làm nhanh chóng hơn so với bên nhà trai bởi vì cô dâu cần phải về nhà chồng cho kịp giờ lành.


Nghi lễ gia tiên tại họ nhà trai

Khi nhà trai cùng đoàn nhà gái đưa đôi trẻ trở về nhà của chú rể, người nhà sẽ đốt hương để xua đuổi những điềm xấu, những điềm không lành. Những điều ấy sẽ tan biến hết trước khi dâu rể tiến hành đến họ nhà trai.

Tục lệ của miền Nam cho phép mẹ cô dâu đi cùng với đoàn dâu rể. Thế nhưng đoàn ở miền Trung và miền Bắc lại không cho phép mẹ cô dâu đi theo. Lý do là vì họ sợ mẹ con chia lìa sẽ khiến không khí trùng xuống, đám cưới trở nên buồn bã hơn. Đoàn rước dâu về đến nhà trai, nghi lễ cúng gia tiên sẽ bắt đầu trước khi cô dâu chú rể đứng trước đông đảo khách khứa họ hàng. 

Thành phần tham gia vào lễ cúng gia tiên: tùy vào từng vùng miền và văn hóa mà sẽ lựa chọn có thờ cúng gia tiên trước mặt đông đảo họ hàng hay là không.

Nghi thức thờ cúng gia tiên: Trưởng nam hoặc bố chú rể sẽ là người đọc bài khấn tổ tiên trước mặt cô dâu chú rể. Theo sự hướng dẫn của người lớn mà cô dâu chú rể sẽ làm theo. Sau đó thì sẽ ra rót nước mời bố mẹ chồng hoặc là quan viên hai họ.
Tuy rằng hiện nay rất nhiều nghi lễ đã bị thay đổi hoặc cắt giảm đi nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính, thế nhưng nghi lễ thờ gia tiên sẽ vẫn luôn được giữ mãi, như một cách ghi nhớ công ơn của những người đi trước. Hai gia đình cần phải sửa soạn để chuẩn bị cho ngày trọng đại được hoàn hảo nhất, không bị sai sót ở bất cứ khâu chuẩn bị gì.
.


DỊCH VỤ TRANG TRÍ LỄ GIA TIÊN TRỌN GÓI


Nếu bạn quá lo lắng rằng mình không thể tự chuẩn bị được một mâm lễ gia tiên đúng nghi lễ, hay là bạn quá bận rộn với những công việc khác. Đừng lo lắng vì đã có những chuyên gia của THANH VY dến và giúp đỡ bạn. Có những chuyên gia là bạn sẽ không cần phải lo lắng về mâm lễ cúng có bị thiếu hay là bị sai sót ở khâu nào không. Bạn sẽ chỉ cần phải xác định ngân sách mà mình phải bỏ ra cho những khoản khác, ví dụ như: Trang trí cổng hoa, trang trí bàn hai họ, trang trí khu vực nhà. Ngoài ra thì cần phải có cả ngân sách thuê âm thanh ánh sáng, thuê đội bê tráp,…
 
 0906 865 354 - 094 1818 149 phamthanhvy0210@gmail.com 
 
 

Tìm hiểu thêm về nghi thức lễ cưới


Lễ cưới nghĩa là gì?

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.

Trước đây thì lễ cưới không có tên là lễ cưới mà nó có tên là lễ rước dâu. Tuy nhiên hiện tại, sử dụng từ lễ cưới hợp lý hơn về nhiều mặt. Cô dâu chú rể có sự chứng nhận hợp pháp của chính quyền địa phương, do vậy mà đường đường chính chính tổ chức một hôn lễ sao cho thông báo được thông tin tới nhiều người xung quanh. Bên cạnh đó thì tiềm lực tài chính cũng là vấn đề cần thiết đáng lưu tâm vì bây giờ, lễ cưới không chỉ làm riêng cho cô dâu chú rể nữa, mà còn phải chiều lòng thêm được nhiều người nữa. Như thế lễ cưới mới được coi là thành công.


Ý nghĩa của chữ Song Hỷ

Chữ song hỷ đóng vai trò rất quan trọng trong ngày cưới. Tuy nhiên không phải là cứ có chũ song hỷ nghĩa là nơi ấy đang có đám cưới. Bởi vì bản thân chữ song hỷ mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ sử dụng trong đám cưới.  Hơn thế nữa, không chỉ giới hạn ở chữ song hỷ, gia chủ có thể tùy ý sử dụng những loại chữ khác như Tân hôn giành cho nhà trai hoặc là vu quy giành cho nhà gái.


Tại sao phải xem ngày lành tháng tốt cho cặp đôi mới cưới?

Những lễ cưới tại Việt Nam, khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Không chỉ có làm thế nào để cặp đôi trẻ được chỉn chu trong ngày cưới, chọn ngày cưới nào cũng vô cùng quan trọng. Lễ cưới của người Việt Nam thường phải xem trước ngày lành tháng tốt để tiến hành các thủ tục quan trọng như ngày tổ chức, ngày rước dâu về nhà chồng. Điều này là rất cần thiết bởi vì nếu không vào đúng ngày đẹp có thể ảnh hưởng đến chuyện tương lai của cả cô dâu chú rể. Đây là một sự tin tưởng của mọi người vào chuyện vui và nếu được cử hành ngày lành tháng tốt thì sẽ có thể mang đến hạnh phúc và sự bình an cho cô dâu, chú rể. Họ nhà trai thường sẽ phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết (như là bánh phu thê, rượu, đèn long phượng trầu cau, trái cây,...) và sang họ nhà gái đúng ngày giờ đẹp đã xem. Các thủ tục cần thiết như cha mẹ chú rể sẽ nói đôi lời để xin con dâu về với họ nhà gái, cô dâu - chú rể thì quỳ lạy bàn thờ tổ tiên, mời rượu cho cha mẹ hai bên và cha mẹ cũng như họ hàng, anh chị em vô cùng thân thiết có thể đến và tặng quà mừng kết hôn cho đôi vợ chồng mới cưới vào ngay lúc này,...sẽ được tiến hành trước khi mà rước dâu về tới nhà chồng. Lễ cưới cũng có thể được tổ chức ngay tại nhà thờ (dành cho những gia đình theo Công giáo Rôma) hoặc là ngay tại chùa (cho những gia đình theo Phật giáo).


Cô dâu chú rể và những nghi thức xung quanh đám cưới

Trước đám cưới cô dâu chú rể sẽ đi chụp ảnh cưới để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Trong ngày cưới sẽ thuê thợ chụp ảnh và quay hình ngày cưới. Ngoài ra thì sau khi cưới xong, đôi vợ chồng sẽ đi tuần trăng mật. Tuần trăng mật là một trong những nghi thức được du nhập từ nước ngoài chứ không phải là truyền thống của Việt Nam.


Lễ cưới của người Việt bao gồm những gì?

Lễ cưới của người Việt theo truyền thống sẽ bao gồm như sau: Lễ xin dâu, lễ rước dâu, tiệc cưới, lại mặt. Đây là 4 bước quan trọng mà người Việt thường thực hiện theo, tuy nhiên tùy từng gia đình sẽ thực hiện lễ chạm ngõ hay là không.
 






( Lễ Gia Tiên - dịch vụ trang trí gia tiên tphcm )


Đám cưới của người Hoa

Đám cưới của người Hoa được thực hiện vô cùng trang trọng. Trong ngày cưới, cô dâu sẽ được bịt mặt bằng tấm khăn đỏ, đeo đồ đội đầu long lanh, được rước bằng kiệu. sau đó đôi vợ chồng trẻ sẽ nâng rượu chúc phúc trước mặt bố mẹ. Khi mà bố mẹ đã đồng ý, cô dâu chú rể được đưa vào phòng làm lễ động phòng. Khi này chú rể mới bỏ tấm màn che mặt của cô dâu ra. Tuy nhiên đây là những nghi lễ ngày xưa. Thời đại thay đổi nghi lễ cũng được thay đổi ít nhiều, tuy nhiên vẫn có lại những nét xưa cũ của người Trung.
 

 



Đám cưới của người Anh

Đám cưới của người Anh lại khác biệt rõ ràng, đối lập và không liên quan tí gi đến đám cưới của người châu Á. Trong ngày trọng đại, đám cưới sẽ được diễn ra tại nhà thờ. Người được mời đến tham dự sẽ là những người rất thân thiết với cô dâu chú rể, không có mặt những người quen biết hoặc là quen xã giao. Cô dâu được bố đưa vào lễ đường, sau đó nắm tay chú rể để tiến tới trước mặt cha xứ. Cả hai cùng đọc lời thề, hứa sẽ đầu bạc răng long hạnh phúc yêu thương nhau suốt đời. sau đó là trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của người bên dưới. Một nụ hôn ngọt ngào say đắm là thứ không thể thiếu giữa cô dâu và chú rể. Những hình ảnh lễ cưới đọng lại sẽ chỉ là những hình ảnh vui vẻ của đôi trẻ, cùng niềm hạnh phúc vô bờ bến. 
 
 
Theo: VioletWedding.Net
Xem thêm
Đang tải bình luận,....