Thứ 2 | 29/04/2019 - Lượt xem: 2267
Nhẫn cưới và những vấn đề cần lưu ý

Nhẫn cưới được xem là vật định tình chứng giám cho tình yêu của 2 bạn trẻ. Chúng xuất hiện khi cả 2 bạn chính thức tổ chức đám cưới và về chung một nhà. Ở Việt Nam, nhẫn cưới sẽ được cô dâu và chú rể trao cho nhau khi làm nghi thức kết hôn vị trí thường đeo chính là trên ngón áp út bàn tay trái. Vì sao lại như vậy, vị trí này mang ý nghĩa gì?

Nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những ký tự, chữ viết tượng hình, họ mô phỏng ý nghĩa, câu từ qua những hình dạng như vuông, tròn..., chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhẫn cưới bắt nguồn từ vùng đất Ai Cập. Khi họ kết hôn, họ sử dụng một vòng tròn bằng các chất liệu được tìm kiếm trong tự nhiên như: sợi từ thân cây, gỗ, ngà voi, xương động vật.  Nhẫn với hình tròn tượng trưng cho sự vĩnh cữu trong tình yêu, tình yêu của 2 người sẽ không bao giờ có điểm cuối cùng
Ngày nay, nhẫn cưới được trở thành biểu tượng của hôn nhân,  chúng được thiết kế tinh xảo và được làm từ những kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim thậm chí còn được nạm đá quý lên cho thấy sự trân trọng của họ đối với nhẫn cưới.

( Nhẫn cưới bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại)
Vị trí đeo nhẫn cưới
Vị trí đeo nhẫn cưới tại ngón áp út cũng không phải là sự ngẫu nhiên, mà người Ai Cập tin rằng, chính ngón áp út là ngón tay yếu mềm nhất, dễ bị tổn thương nhất, chúng là biểu tượng cho tình yêu đồng thời nơi đây có rất nhiều mạch máu dẫn đến trái tim trên đoạn đường ngắn nhất. Vì vậy, nếu như 2 người yêu nhau, kết hôn với nhau, cùng đeo chiếc nhẫn cưới ngay vị trí này thì tình yêu của họ sẽ được gắn kết hơn, hai trái tim gần nhau hơn, họ sẽ luôn yêu thương nhau, nhớ về nhau và ở bên nhau trọn đời và đó cũng là quan niệm của các nước Châu  Âu
Đối với người Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, họ tin rằng từng vị trí ngón tay sẽ đều mang 1 ý nghĩa, 1 sứ mệnh riêng. Ngón cái tượng trưng cho sự sang trọng và quyền lực, đây chính là ngón biểu trưng cho thành công. Ngón trỏ thể hiện bản lĩnh và sự tự tin. Ngón giữa biểu thị trách nhiệm. Ngón út đại diện cho may mắn và phúc khí. Cuối cùng là ngón áp út, đây là ngón tay thể hiện sự trường tồn của tình yêu và hạnh phúc
Vì vậy, nhẫn cưới được đeo ở vị trí ngón áp út, vị trí này được xem là vị trí thể hiện sự vĩnh hằng của tình yêu, sau khi cưới vợ chồng sẽ không tháo rời nhẫn ở vị trí này bởi họ xem đó như là nhân duyên tình yêu của họ, sự vắng mặt nhẫn cưới ở ngón tay này được cho là điềm xấu, khiến tình yêu trắc trở và chia ly.

(Nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út trên bàn tay)
 
Những điều kiêng kỵ về chiếc nhẫn cưới
Với những ý nghĩa thiêng liêng đó, việc nhẫn cưới được trân trọng và kiêng kỵ là điều dễ hiểu bởi các cặp vợ chồng đều mong muốn chiếc nhẫn cưới sẽ mang đến hạnh phúc cho gia đình của mình. Vì vậy, khi đeo nhẫn cưới bạn cần tránh những điều sau:
Chỉ đeo nhẫn cưới khi hôn lễ diễn ra
Người xưa quan niệm rằng, vào lễ kết hôn, hai bạn sẽ được chứng giám , công nhận và chúc phúc. Lúc này việc trao nhẫn cưới là một phần không thể thiếu. Chiếc nhẫn này chính là sợi dây ràng buộc, gắn kết giúp đôi trẻ bên nhau đến trọn đời. Nếu không làm theo trình tự này, cuộc sống hôn nhân sẽ gặp nhiều xáo trộn, gia đình không êm ấm, dễ xảy ra những mâu thuẫn

(Nhẫn cưới sẽ được đeo khi hôn lễ diễn ra)
Nhẫn cưới phải đeo đúng ở vị trí ngón áp út
Chỉ khi vợ chồng đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út, chúng mới có tác dụng giúp tình yêu của 2 vợ chồng bền chặt và thăng hoa hơn. Nếu như vì một lý do nào đó, như nhẫn quá nhỏ nên phải đeo vào ngón trỏ hoặc ngón giữa thì chiếc nhẫn sẽ biểu trưng cho một ý nghĩa khác.

(Nhẫn cưới phải được đeo đúng vị trị trên bàn tay vì ý nghĩa đặc biệt)
Nhẫn cưới nên đồng nhất, nếu có khác biệt thì không quá lớn
Nhẫn cưới thường được thiết kế đơn giản, phù hợp cho cả nam và nữ. Nếu có khác biệt thì không quá lớn. Bởi người xưa cho rằng, sự tương đồng của nhẫn chính là sự tương đồng về tình cảm của 2 người dành cho nhau, nếu vợ và chồng có khoảng cách tình cảm quá xa thì cuộc sống sau này dễ nảy sinh mâu thuẫn và chán nản. Hạnh phúc không viên mãn như những cặp vợ chồng có nhẫn cưới giống nhau hoặc tương đồng

(Nên chọn nhẫn cưới đồng nhất vơi nhau)
Phải giữ gìn nhẫn cưới, không được làm mất hoặc bán
Nhẫn cưới phải được giữ gìn trong suốt chặng đường hôn nhân. Nếu làm mất hay bán thì cuộc hôn nhân sẽ xảy ra nhiều sóng gió, trắc trở dễ dẫn đến chia lìa. Do vậy, nếu không đeo vừa, bạn có thể chỉnh sửa chúng hoặc cất, không được đem nhẫn cưới đi đổi,bán hoặc làm mất
Những quan niệm về nhẫn cưới trên được người xưa đúc kết và truyền lại, đó vừa là một nét đẹp văn hóa, vừa là một nét đẹp tâm linh. Chính những quan niệm ấy giúp các cặp vợ chồng trân trọng chiếc nhẫn cưới hơn đồng nghĩa với việc trân trọng cuộc hôn nhân của họ để có thể có được một gia đình hạnh phúc viên mãn

(Nên giữ gìn cẩn thận chiếc nhẫn cưới)
Xem thêm
Đang tải bình luận,....